Welcom To Blog hotan

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Phương Pháp Đo Độ Cứng VICKER

1/ Giới Thiệu:
  • Được phát minh vào những năm 1924 bởi những kỹ sư  ở cty Vicker là Smith và Sandland, trong vương quốc Anh. Như là một thay thế cho phương pháp đo Brinell. Sử dụng dễ dàng hơn và là 1 tiêu chuẩn để đo độ cứng kim loại, đặt biệt nhng bề mặt vật liệu vô cùng cứng.
  • Phương pháp này được coi là độ cứng chuẩn trong nghiên cứu khoa học. Chủ yếu sử dụng tại các phòng thí nghiệm và nghiên cứu.


 2/ Phương Pháp Đo:
  • Các tính toán của phương pháp thử Vicker không phụ thuộc kích cỡ của đầu thử. Đầu thử có thể sử dụng cho mọi loại vật liệu. Phép thử sử dụng một mũi thử kim cương hình chóp 4 cạnh có kích thước tiêu chuẩn, góc giữa các mặt phẳng đối diện là 136o(±3o)
  • Mũi thử được ấn vào vật liệu dưới tác dụng của các tải trọng 50N,100N, 200N, 300N, 500N, 1000N.
  • Sau khi cắt tải trọng, tiến hành đo đường chéo d của vết lõm, và tra theo bảng sẽ có trị số độ cứng Vickers (hoặc giá trị cho trên màn hình nếu dùng máy hiển thị số).
  • Độ cứng vickers tính bằng F/S. Lấy lực thử F chia cho diện tích bề mặt lõm S. Bề mặt lõm S được tính theo độ dài trung bình hai đường chéo d. Bề mặt lõm được tạo thành khi tác dụng một lực vào mẫu thử với mũi đột kim cương, hình chóp. Góc tạo giữa hai mặt đối nhau cùng đỉnh là
Hình dạng vết lõm trên mẫu thử





 * Công thức tính độ cứng vicker:
 




Ví dụ: HV   100/30 – 500 : có nghĩa là trị số độ cứng Vicker là 500 đo với tải trọng thử là 100N và trong khoảng thời gian 30 giây.

  • Vicker có 2 dải lực, micro (10g - 1000g) và macro (1kG - 100kG). Trừ trường hợp lực kiểm tra dưới 200g, giá trị Vickers nói chung là độc lập tức là nếu vật liệu kiểm tra là đồng đều thì giá trị của Vickers sẽ là như nhau (Vickers như nhau khi dùng 500g và 50kG). Phương pháp kiểm tra Vickers được xác định theo các chuẩn bên dưới :

          + ISO 6507 - 1,2,3 – dải micro and macro.

          + ASTM E384 – dải lực micro - 10g đến 1kG.

          + ASTM E92 – dải lực macro - 1kG đến 100kG.

  • Quy ước tải trọng đo 30kG và thời gian đặt tải từ 10 đến 15s được xem là điều kiện tiêu chuẩn. Độ cứng đo ở điều kiện tiêu chuẩn chỉ cần ghi ngắn gọn là HV và số đo ví dụ HV500. Nếu đo ở các điều kiện khác thì phải ghi thêm các điều kiện đo, ví dụ HV20/30500 tức là độ cứng Vickers khi đo với tải trọng 20kG và thời gian đặt tải trọng 30s là 500kG/mm2


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét