Welcom To Blog hotan

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Phương Pháp Đo Độ Cứng VICKER (tt)

3/ Tiêu chuẩn mẫu thử:
  • Phương pháp đo này được dùng để do độ cứng kim loại cứng cũng như mềm với chiều dày >0.2 mm.
  • Trong tiêu chuẩn qui định chiều dày mẫu thử không được nhỏ hơn 1,5 lần chiều dài đường chéo vết lõm với kim loại màu và 1,2 lần chiều dài đường chéo vết lõm với chi tiết bằng thép. Sau khi đo độ cứng không cho phép có vết biến dạng ở mặt sau mẫu thử. Khoảng cách giữa tâm hai vết lõm phải lớn hơn 2,5 chiều dài đường chéo vết lõm.
  • Nên đo với các tải sao cho chiều dài đường chéo vết lõm ≥0,1mm, bởi vì nếu nhỏ hơn thì kết quả đo kém chính xác
  • Khi xác định độ cứng của các chi tiết nhỏ, bằng kim loại mỏng, sợi hợp kim có thành phần cấu tạo đặc biệt, các lớp màng mỏng thấm nito hoặc xinua hóa, các lớp mạ phủ…người ta qui định độ cứng của các vùng nhỏ gọi là độ cứng tế vi. Để đo độ cứng của các vùng vật liệu nhỏ này, người ta dùng mũi thử kim cương có đáy vuông gá dưới kính hiển vi ( có độ khuếch đại 500x) ấn vào mẫu thử với tải trọng trong khoảng 0.05N tới 5N. chiều dài vết lõm được đo nhờ thị kính đo lường của kính hiển vi.
  • Tải trọng thử chọn sao cho đường chéo của vết lõm không được lớn hơn 2/3 chiều dày lớp phủ.
4/ Ưu - Nhược điểm:
    Ưu điểm:
  • Phương pháp thử nhanh chóng, chính xác.
  • Đo được cho những vật liệu vô cùng cứng. 
   Nhược điểm: Giá thành mũi thử đắt.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét